TIN NỔI BẬT:
Nngười phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Sở Nông nghiệp và Môi trường * Góp ý dự thảo Tờ trình và Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang * Góp ý dự thảo Tờ trình và Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh An Giang * NGƯỜI PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN BÁO CHI * Mời gọi Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để thực hiện xác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh * Thông báo về việc tiếp nhận, thẩm định đối với Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản An Mỹ * Thông báo về việc tiếp nhận, thẩm định đối với Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường cơ sở Địa điểm kinh doanh Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Giang - Vùng nuôi Chợ Mới * Thông báo về việc tiếp nhận, thẩm định đối với Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường cơ sở Trại chăn nuôi Vĩnh Khánh * Thông báo về việc tiếp nhận, thẩm định đối với Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường của dự án đầu tư “Khu dân cư và đô thị cao cấp Hưng Phát” * Thông báo về việc tiếp nhận, thẩm định đối với Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường cơ sở “Khu khách sạn Veranda”: khu du lịch Bà Kèo - Cửa Lấp *

Skip Navigation LinksChiTiet

Tài nguyên nước

Xem với cỡ chữAA

Tăng cường bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm

(2018-12-28 16:27:00)

Nguồn tài nguyên nước dưới đất là nguồn tài nguyên tái tạo nhưng không phải là vô tận, nguồn tài nguyên này khó bị ô nhiễm hơn nước mặt nhưng một khi đã bị ô nhiễm thì rất khó để khắc phục, đòi hỏi phải có thời gian dài và tốn kém rất nhiều về tài chính. Trước thực trạng tài nguyên nước ngày càng có xu huớng suy giảm cả về số lượng và chất lượng, ô nhiễm diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng do phát triển kinh tế xã hội, gia tăng dân số và biến đổi khí hậu, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước còn nhiều hạn chế. Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang đã có buổi họp thông qua Hội đồng Thẩm định phương án thực hiện nhiệm vụ Trám lấp giếng khai thác nước dưới đất không sử dụng trên địa bàn các huyện và thành phố: Rạch Giá, Gò Quao, Giồng Riềng, Hòn Đất, hoạt động này nhằm đánh giá và từng bước thực hiện trám lấp hết các giếng không sử dụng qua đó ngăn ngừa, hạn chế các nguy cơ nước thải theo miệng giếng xâm nhập vào các tầng chứa nước gây ô nhiễm các tầng nước ngầm quý giá.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Võ Thị Vân chủ trì buổi làm việc

Theo thống kê trong các năm 2015 – 2016 hạn hán xâm nhập vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất, từ đó đã làm gia tăng áp lực khai thác, sử dụng nước dưới đất. Nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh phụ thuộc lớn vào dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông, do đó rất khó chủ động nguồn nước tại chổ gây khó khăn cho việc sinh hoạt. Bảo vệ nguồn tài nguyên nước là rất quan trọng, đặc biệt việc trám lấp các giếng khoan không sử dụng củng quan trọng không kém vì nó có thể gây những hệ lụy về sức khỏe trực tiếp và lâu dài cho người dân đang sử dụng nguồn nước ngầm để sinh hoạt, các doanh nghiệp đang khai thác nước ngầm để phục vụ các nhu cầu của xã hội.

Việc xây dựng phương án trám lấp các giếng khoan trên địa bàn củng được tích hợp vào cơ sở thông tin dữ liệu tài nguyên nước để thực thi hiệu quả sự quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác nguồn tài nguyên này, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý thông qua quá trình phối hợp điều tra, trao đổi thông tin, từ đó nâng cao ý thức quản lý tài nguyên nước ngày càng tiết kiệm, hiệu quả.

Đơn vị tư vấn báo cáo phương án trám lấp khai thác nước dưới đất

Hoàng Thống
    EMC Đã kết nối EMC